Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Khu Hệ Lưỡng Cư, Bò Sát Tại Khu Rừng Đặc Dụng

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Aug 25, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Khu Hệ Lưỡng Cư, Bò Sát Tại Khu Rừng Đặc Dụng Cham Chu Tỉnh Tuyên Quang
    Đa dạng sinh học có vai trò sống còn đối với trái đất, có nhiều giá trị vô cùng to lớn đối với đời sống con người cũng như sinh vật: Giá trị sinh thái môi trường, giá trị kinh tế và giá trị nhân văn. Lưỡng cư, bò sát là nhóm động vật có ý nghĩa đối với môi trường tự nhiên, ĐDSH và con người. Chúng là một thang bậc tiến hóa của sinh giới, là mắt xích quan trọng trong tự nhiên tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Lưỡng cư, bò sát có giá trị về văn hóa, kinh tế, thương mại và phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người. Trong đời sống và phát triến kinh tế - xã hội, bò sát, lưỡng cư được sử dụng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, làm cảnh… Trong tự nhiên, các loài lưỡng cư, bò sát còn là thiên địch của một số loài sâu bọ phá hại mùa màng. Chúng tham gia đắc lực giúp con người phòng chống sâu bệnh, góp phần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ đó làm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu ĐDSH lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam đã được tiến hành trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, hình thái phân loại, phân bố địa lý và sinh thái học... Trong những năm qua có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư, bò sát ở một số địa phương, đặc biệt chú ý đến các VQG, KBTTN.
    • Luận văn tốt nghiệp lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa
    • Tác giả: Hoàng Thị Hằng
    • Số trang: 80
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8333
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page