Những kết luận mới của luận án: 1. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam với cỡ mẫu đủ lớn để cho kết quả đầy đủ nhất về hiệu quả điều trị của sorafenib và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát tại Việt Nam và là nghiên cứu đầu tiên đưa ra bàn về các vấn đề tranh cãi trong điều trị thuốc sorafenib tại Việt Nam 2. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy: Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) trung vị là 7,13 tháng, tỷ lệ OS 1 năm và 5 năm tương ứng là 36% và 5%. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) trung vị 4,57 tháng, tỷ lệ PFS 1 năm và 5 năm tương ứng là 23% và 2%. Tỷ lệ đáp ứng thấp 4,5%, tỷ lệ kiểm soát bệnh (DCR) 59%, tỷ lệ đáp ứng AFP đạt 4,9%. Độc tính: tỷ lệ gặp độc tính cao 78,2% tuy nhiên đa số ở độ 1,2, độ 3 dưới 10% và không có độc tính độ 4. Các độc tính thường gặp là phản ứng da tay chân (36,4%), mệt mỏi (25,5%), tăng men gan (32,7%). Độc tính gây trì hoãn điều trị 22,7%, giảm liều 26,4%, không có trường hợp nào ngừng điều trị do độc tính. Luận án tiến sĩ y học Chuyên ngành Ung thư Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Quảng Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường Số trang: 191 Kiểu file: DOC Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Y Hà Nội 2020 Link Download http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.4&view=34824 https://drive.google.com/uc?id=1rgbnhFKNv9XEvH-bcaF48zpKnouMJoIVhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1