Bệnh đục thể thủy tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Theo đánh giá mới nhất của WHO, mù do đục thể thủy tinh chiếm 51% mù lòa trên thế giới, tương đương với khoảng 20 triệu người (2010)[1]. Khi tuổi thọ con người tăng lên thì số lượng người bệnh đục thể thủy tinh cũng tăng lên. Phương pháp điều trị chính hiện nay là phẫu thuật lấy thể thủy tinh đục và thay thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT). Năm 1967, Kelman là người đầu tiên sáng tạo ra phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm (phacoemulsification). Đây là một bước đột phá trong phẫu thuật mắt với đường mổ nhỏ, hạn chế được loạn thị, phẫu thuật được tiến hành trong một hệ thống kín, giảm thiểu biến chứng do phẫu thuật nên thị lực sớm phục hồi, hậu phẫu nhẹ nhàng [2]. Luận văn thạc sĩ y học Chuyên ngành Nhãn khoa Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Hiệp Tác giả: Nghiêm Mai Phương Số trang: 97 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Y Hà Nội 2015 Link Download https://thuvienykhoa.hmu.edu.vn/tai...-thuy-tinh-nhan-tao-ba-tieu-cu-edoc.5222.html https://drive.google.com/uc?id=1LasvFaHlm0OudhROInDM6dX2DsqOWl9jhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1