Luận Văn Thạc Sĩ Đánh Giá Mức Độ Ô Nhiễm Chất Hữu Cơ Độc Hại Trong Nước Sông Hồng Đoạn Chảy Qua Lãnh Thổ Việt Nam

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Môi Trường' started by admin, Nov 2, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Hiện nay vấn đề về ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại ở các con sông lớn đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các cấp ban ngành cũng như nhân dân địa phương. Những năm gần đây, nước sông Hồng qua thành phố Lào Cai đột ngột chuyển màu đục ngầu tại nhiều thời điểm, có nhiều bọt nổi trôi kín mặt sông, mặc dù ngày hôm trước dòng nước rất trong xanh, mực nước sông Hồng biến đổi rất thất thường nhất là vào mùa khô, sông thường chảy trái với quy luật tự nhiên và bốc mùi hôi thối. Lưu vực sông ở Trung Quốc đã tiếp nhận nhiều nước thải và chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, vùng canh tác nông nghiệp và từ các khu dân cư thải ra. Cứ mỗi năm hàng trăm các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất kháng sinh... được chế tạo và ứng dụng rộng rãi. Sông Hồng là con sông lớn chảy qua chín tỉnh thành phố với các khu công nghiệp lớn, nhỏ đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nước sông Hồng ô nhiễm. Hơn thế nữa hàng chục triệu dân được hưởng lợi ích trực tiếp từ sông Hồng, ô nhiễm nước con sông này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, do đó việc phân tích và nghiên cứu các chất hữu cơ độc hại trong nước sông Hồng này là công việc hết sức quan trọng đã và đang đặt ra đối với các nhà quản lý môi trường nói riêng và xã hội nói chung để từ đó tìm ra những biện pháp kịp thời bảo vệ nguồn nước sông Hồng và sức khỏe cộng đồng.
    • Luận văn thạc sĩ khoa học
    • Chuyên ngành khoa học môi trường
    • Tác giả: Bùi Sỹ Bách
    • Hướng dẫn: Ts. Nguyễn Quang Trung
    • Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội - Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
    • Năm 2014
    • Số Trang: 113
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/0B1v9csUzYMnqUkkwdzZIeEtuQjA
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page