Luận Văn Thạc Sĩ Đánh Giá Sự Phát Thải Không Chủ Định Của Chất Ô Nhiễm Hữu Cơ Khó Phân Hủy (U-POPs) Từ Lò Đốt

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường' started by nhandang123, Jan 8, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Đánh Giá Sự Phát Thải Không Chủ Định Của Chất Ô Nhiễm Hữu Cơ Khó Phân Hủy (U-POPs) Từ Lò Đốt Chất Thải Công Nghiệp Vào Môi Trường
    Công ước Stockholm được các nước ký kết ngày 22 tháng 5 năm 2001 tại Stockholm và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 5 năm 2004. Việt Nam phê chuẩn Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào ngày 22 tháng 7 năm 2002, trở thành thành viên thứ 14 của Công ước. Công ước Stockholm ra đời với mục đích bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường trước nguy cơ gây ra do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Persistent Organic Pollutants gọi tắt là POPs) là các hoá chất độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở gần và cả những nơi rất xa nguồn phát thải chúng, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Ban đầu, công ước quy định việc quản lý an toàn, giảm phát thải và tiến tới tiêu hủy hoàn toàn 12 nhóm chất POPs như Aldrin, PCB, DDT, Dioxin, Furan... Năm 2009, hội nghị lần thứ tư của công ước Stockholm quyết định bổ sung chín nhóm chất POPs mới như Chlordecone, Hexabromobipheny, Lindane, Pentaclobenzen v.v…
    • Luận văn thạc sĩ khoa học
    • Chuyên ngành Khoa học môi trường
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đức Nam
    • Tác giả: Hoàng Văn Bình
    • Số trang: 87
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Quốc gia Hà Nội 2014
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1057708
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 22, 2018

Share This Page