Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia thì vấn đề con người luôn chiếm vị trí, vai trò quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân lực, Đảng ta đã xác định: việc xây dựng và phát triển nhân lực nói chung, nhân lực các dân tộc thiểu số nói riêng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa then chốt và cấp bách. Mặc dù nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phát triển nhân lực các dân tộc thiểu số nhưng về cơ bản vẫn còn ở dạng tiềm năng và có khoảng cách khá xa so với yêu cầu. Theo Báo Dân tộc và phát triển, nhân lực dân tộc thiểu số chiếm gần 14% nhân lực cả nước, trong đó có 95% chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Số lượng qua đào tạo, công nhân kỹ thuật có chứng chỉ chỉ chiếm 2%, trung học chuyên nghiệp 2,5%, cao đẳng và đại học trở lên chiếm 1%. Trong 8 vùng lãnh thổ thì Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhất (khoảng trên 15%). Các vùng còn lại giao động từ 10 đến 13%. Luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành Quản trị nhân lực Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn Tác giả: Đàm Thị Minh Phượng Số trang: 98 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thương mại 2021 Link Download https://dlib.tmu.edu.vn/handle/123456789/3080 https://drive.google.com/file/d/17VPXVDwK4OnFMioH-rybJSS7I9B8e_k2https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1