Trung Hoa và Ấn Độ (AĐ) được xem là hai nôi văn minh lớn ở phương Đông. Một trong những thành tựu rực rỡ mà văn minh AĐ để lại cho nhân loại là tôn giáo, đặc biệt là Bà-la-môn giáo (phát triển về sau là Hindu giáo) và Phật giáo (PG). Theo bước các thương nhân và các nhà truyền giáo, hai tôn giáo này đã truyền bá đến các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam (VN). Dấu ấn của hai tôn giáo này in đậm trong văn hóa của người Khmer tại Việt Nam. Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Khmer, Phật giáo Nam tông (PGNT) chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Khmer. Chùa Khmer không những là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là trung tâm văn hoá, trung tâm giáo dục của cả cộng đồng. Cả cuộc đời của người Khmer từ lúc sinh ra đến lúc mất đi đều gắn liền với ngôi chùa. Chính vì thế, người Khmer xem chùa là nơi linh thiêng nhất, thân thương nhất; họ dành tất cả niềm tôn kính, những gì tốt đẹp nhất cho ngôi chùa của mình. Luận văn thạc sĩ Châu Á học Chuyên ngành Châu Á học Người hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Văn Thắng Tác giả: Phạm Ngọc Sơn Số trang: 158 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2022 Link Download https://drive.google.com/file/d/1s2mUUgjYbRlp9XWuetWQni6NunkVJsKGhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1