Bác Hồ – người Anh hùng giải phóng dân tộc, là biểu tượng cho ý chí độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt nam. Sinh thời, Bác Hồ luôn nghĩ tới đồng bào miền Nam, Người đã từng thổ lộ: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”… [50, tr.9]. Nhân dân miền Nam, dẫu nhiều người lúc ấy chưa một lần trực tiếp gặp Bác, song vẫn hướng về Người với niềm tin mãnh liệt, lòng biết ơn sâu sắc. Tình cảm của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với Bác Hồ có cơ sở vững bền từ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp. Tình cảm ấy được biểu hiện nồng nàn, đa dạng, mang dấu ấn của phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, thật đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, sau khi vừa nghe tin Bác Hồ qua đời, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã không chỉ để tang và mặc niệm theo nghi thức Quốc tang, mà còn lập bàn thờ, dựng đền thờ để dâng hương và tưởng niệm Bác trong nơi đóng quân, trên địa bàn cư trú, kể cả trong vùng địch tạm chiếm đóng. Luận văn thạc sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Triết Tác giả: Nguyễn Thị Đức Số trang: 79 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2004 Link Download https://drive.google.com/file/d/1IgtxNjY5KZviJVZ1sEIcOyQZCGyi-GYahttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1