Địa danh là danh từ dùng để chỉ các loại thực thể địa lý, là tiêu chí của một khu vực nhất định, nó không chỉ dùng để đại diện cho một vị trí không gian của một đối tượng, mà đồng thời còn phản ánh môi trường địa lý tự nhiên và đặc điểm địa lý nhân văn của một đối tượng. Xét từ góc độ văn hoá học, địa danh chính là sản phẩm của quá trình phát triển văn hoá kinh tế xã hội. Trong quá trình sinh tồn và phát triển của nhân loại, con người buộc phải mệnh danh cho các thực thể trong giới tự nhiên để nhận thức cũng như phân biệt chúng. Sứ mệnh này nhìn từ khía cạnh phát triển lịch sử, thực tế đã trải qua một quá trình khá dài từ việc sử dụng của một nhóm ít người tại một địa phương nào đó, sau đó dần dần mở rộng đến số đông và toàn xã hội cùng sử dụng; quy luật của sự phát triển nhìn chung diễn tiến từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết rồi đến kỹ thuật số hóa, từ thói quen quy ước đơn giản cho đến tiêu chuẩn hóa và pháp định hóa. Luận văn thạc sĩ Châu Á học Chuyên ngành Châu Á học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Phức Tác giả: Trần Thị Phương Thảo Số trang: 118 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2014 Link Download https://drive.google.com/file/d/1Ej2fFOv50WGWkvvG1AMWM-6X42Api9f7https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1