Điểm Osculation Của Sóng Rayleigh Trong Một Số Mô Hình Phương trình tán sắc của sóng mặt Rayleigh trong các mô hình khác nhau thường dẫn về một phương trình siêu việt dạng ẩn phụ thuộc vào hai biến là vận tốc truyền sóng và tần số sóng cùng với các tham số vật liệu của mô hình. Trong việc giải số tìm nghiệm của phương trình tán sắc này, tần số sóng thường được cho trước và vận tốc truyền sóng sẽ được tìm bằng các phương pháp số khác nhau. Nói chung, với một giá trị tần số sóng, sẽ có nhiều nghiệm của vận tốc và các nghiệm vận tốc này sẽ ứng với các mode truyền sóng khác nhau của sóng mặt Rayleigh. Khi các nghiệm vận tốc truyền sóng được tìm với các giá trị khác nhau của tần số sóng thì bức tranh miêu tả sự phụ thuộc của chúng được gọi là các đường cong phổ của các mode truyền sóng. Thông thường các đường cong phổ này nằm xen kẽ nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt của giá trị tham số mô hình, tồn tại các cặp đường cong (ứng với các mode khác nhau) có vẻ như là tiến gần về nhau và “tiếp xúc” với nhau. Các điểm tiếp xúc này là những điểm thuộc hai mode khác nhau của bài toán truyền sóng Rayleigh và chúng là những điểm tương ứng với các nghiệm bội của phương trình tán sắc. Có nhiều thuật ngữ tiếng Anh cho điểm đặc biệt này như là “osculation points” hay “avoided crossing points” và luận văn sẽ sử dụng thuật ngữ “điểm tiếp xúc”. Luận văn thạc sĩ khoa học Chuyên ngành Cơ học vật thể rắn Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thanh Tuấn Tác giả: Doãn Thu Hương Số trang: 41 Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Quốc gia Hà Nội 2015 Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1065581&sp=T&sp=3&suite=def http://sachviet.edu.vn/threads/dvd-ebook-luan-van-co-hoc-chuyen-nganh-co-hoc-vat-the-ran.60415/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1