Luận Án Tiến Sĩ Điêu Khắc Tượng Tròn Chùa Việt (Thế Kỷ XI-XVII) Vùng Kinh Bắc Từ Góc Nhìn Tiếp Biến Văn Hóa

Discussion in 'Chuyên Ngành Xã Hội Học' started by quanh.bv, Mar 18, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Điêu Khắc Tượng Tròn Chùa Việt (Thế Kỷ XI-XVII) Vùng Kinh Bắc Từ Góc Nhìn Tiếp Biến Văn Hóa
    Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, có ảnh hưởng rộng lớn đến các tầng lớp cư dân người Việt và nhiều tộc người thiểu số, nhờ sự dung hòa đối với đời sống, phong tục tập quán và tín ngưỡng bản địa. Qua vài chục thế kỷ, Phật giáo để lại một di sản văn hóa với những giá trị tốt đẹp, thể hiện ở hệ thống chùa được xây dựng và tôn tạo, ở những quan niệm “từ bi hỉ xả” và cả truyền thống đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển làng xã, mở mang văn hóa của bao vị thiền sư, các thế hệ Phật tử.
    Trong hệ thống chùa của Phật giáo để lại đến ngày nay, các tượng Phật có một vị trí quan trọng. Tượng thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc, khắc họa chân dung, diễn tả hiện thực đời sống con người, đồng thời cũng mang tính siêu thực, trừu tượng với vô vàn chi tiết biến ảo của trí tưởng tượng; mang tính nhân dạng, biểu thị niềm kính ngưỡng đối với Đức Phật. Ở Bắc Bộ - nơi được coi là “đất phát tích” của văn hóa Việt Nam, mỗi pho tượng không chỉ là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, phản ánh suy nghĩ, tâm tưởng của chúng sinh mà còn là thông điệp về dòng chảy văn hóa của kỷ nguyên Đại Việt (thế kỷ XI - cuối thế kỷ XVIII) ở trong nước và về giao lưu và tiếp biến văn hóa với các quốc gia, các nền văn hóa khác, như Ấn Độ, Trung Quốc, Chămpa). Nghiên cứu hệ thống tượng Phật nhằm giải mã những hiện tượng văn hóa ẩn chứa trong đó, góp phần làm sáng tỏ quá trình giao lưu, tiếp biến của văn hóa Việt Nam.
    • Luận án tiến sĩ Văn hóa,
    • Chuyên ngành Văn hóa học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hữu Tuyền
    • Tác giả: Đào Mạnh Đạt
    • Số trang: 222
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện khoa học xã hội 2017
    Link Download
    http://gass.edu.vn/Detail.aspx?ArticleID=4745&TenBai=&CatdID=224&CatdIDParent=224

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page