Luận Văn Thạc Sĩ Điều Kiện Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Việt Nam

Discussion in 'Chuyên Ngành Luật Dân Sự Và Tố Tụng Dân Sự' started by quanh.bv, Jan 16, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Điều Kiện Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Việt Nam
    Khái quát chung về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Phân tích các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định của điều ước quốc tế và một số quốc gia trên thế giới. Phân tích thực trạng áp dụng các quy định điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật
    Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) nói chung và nhãn hiệu nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Quyền SHCN được bảo hộ là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích của nhà sản xuất, kinh doanh, góp phần ngăn chặn và phòng ngừa hành vi xâm phạm quyền, hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ phía các chủ thể khác. Tuy nhiên, khác với tài sản thông thường, để được bảo hộ quyền SHCN, chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế cho thấy rằng, tuy các dấu hiệu được lựa chọn để sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ rất phong phú, đa dạng song chúng chỉ có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu khi và chỉ khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Hiện nay, các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nhưng chưa được trang bị kiến thức về điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Có rất nhiều doanh nghiệp thiết kế nhãn hiệu không có khả năng tự phân biệt, trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng của chủ thể khác... Thậm chí có những doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại lớn về kinh tế khi đã tiến hành sản xuất, chào bán sản phẩm mang nhãn hiệu trên thị trường rồi mới nhận được thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể các điều kiện bảo hộ là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, tổ chức trong quá trình xây dựng nhãn hiệu.
    • Luận văn thạc sỹ luật học
    • Chuyên ngành: Luật dân sự
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh
    • Tác giả: Bùi Thị Hải Như
    • Số trang: 109
    • Kiểu file: PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Quốc Gia 2009
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?sp=1000735
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 15, 2020

Share This Page