Luận Văn Thạc Sĩ Điều Kiện Bảo Hộ Sáng Chế Trong Pháp Luật Việt Nam

Discussion in 'Chuyên Ngành Luật Dân Sự Và Tố Tụng Dân Sự' started by quanh.bv, Jan 16, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Điều Kiện Bảo Hộ Sáng Chế Trong Pháp Luật Việt Nam
    Trình bày bản chất pháp lý của điều kiện bảo hộ sáng chế và đánh giá vai trò của nó trong hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế cũng như ý nghĩa đối với việc thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật ở nước ta. Đánh giá thực trạng áp dụng của các quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế và quy trình xét nghiệm các giải pháp kỹ thuật theo các điều kiện bảo hộ sáng chế để chỉ ra những ưu điểm, bất cập và hạn chế của nó. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế và xét nghiệm các giải pháp kỹ thuật theo điều kiện bảo hộ sáng chế, nhấn mạnh bảo hộ sáng chế đối với cây trồng biến đổi gen và chương trình máy tính.
    Lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự sáng tạo. Con người dựa trên nhữngnền tảng tri thức đã có để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Khởi đầutừ những dạng chữ viết xa xưa ở vùng Lưỡng Hà, bàn tính của người Trung Quốccổ đại, dụng cụ đo độ cao thiên thể ở Sy-ri, đài quan sát cổ ở Ấn Độ, máy in củaGutenberg, động cơ đốt trong, các loại thảo dược và cách chữa bệnh của phươngĐông, công nghệ nanô bán dẫn... chính những hoạt động sáng tạo đã tạo ra khảnăng cho loài người đạt đến trình độ tiến bộ công nghệ ngày nay. Nếu như trướcđây, các tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn được coi là tiêu chuẩnđể so sánh tình trạng kinh tế của các quốc gia với nhau, thì gần đây điều đó khôngcòn đúng nữa. Con người đang ngày càng nhận thức được tầm ảnh hưởng quantrọng của sở hữu trí tuệ đến động lực phát triển kinh tế của quốc gia nói riêng vàthế giới nói chung. Nền kinh tế được xây dựng bằng gạch và vữa đang dần đượcthay thế bằng nền kinh tế của những ý tưởng. Trong nền kinh tế mới, sự thịnhvượng được tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo và nắm những giá trị của tri thức.Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, khi mà hiện nay sở hữu trí tuệ đã vàđang được coi là vấn đề quan trọng thiết yếu cần phải được xem xét trong việcthiết lập các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương giữa các quốc gia vớinhau trên thế giới. Rõ ràng, việc ý thức được những giá trị tiềm ẩn của sở hữu trítuệ đã và đang thôi thúc mạnh mẽ các quốc gia buộc phải xây dựng các chính sáchhợp lý nhằm để bảo vệ các giá trị tri thức và kiềm chế việc đánh cắp tài sản sở hữutrí tuệ. Đặc biệt đối các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì bảo hộ sởhữu trí tuệ được coi là một biện pháp hệ trọng, cần thiết, một mặt nhằm để tậndụng triệt để tiềm năng sáng tạo của đất nước và mặt khác là để hòa nhập vào xuthế toàn cầu hóa nói chung.
    • Luận văn thạc sỹ luật học
    • Chuyên ngành: Luật dân sự
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh
    • Tác giả: Trần Trung Kiên
    • Số trang: 92
    • Kiểu file: PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Quốc Gia 2006
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?sp=1000681
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 15, 2020

Share This Page