Luận Văn Tốt Nghiệp Điều Tra Sinh Trưởng Làm Cơ Sở Xây Dựng Mô Hình Sản Lượng Rừng Keo Lai

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Aug 25, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Điều Tra Sinh Trưởng Làm Cơ Sở Xây Dựng Mô Hình Sản Lượng Rừng Keo Lai (Acacia Mangium X Acacia Auriculiformis) Tại Khu Vực Xã Nam Tuấn, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
    Keo lai (Acacia hybrid Fabaceae) là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Là cây gỗ đa mục đích, cao 25 - 30 m, đường kính 60 - 80 cm. Thân thẳng, tròn đều, tán phát triển cân đối, vỏ ngoài màu xám, cành non vuông màu xanh lục. Lá có 3 - 4 gân mặt chính, lá hình mác, có chiều dài và rộng nhỏ hơn lá keo tai tượng và lớn hơn lá keo lá tràm. Hoa lưỡng tính mọc cụm, màu trắng hơi vàng, mọc ở nách lá. Bên cạnh hàng loạt các đặc tính sinh vật học, sinh thái học của cây keo lai thì chúng còn có nhiều giá trị quan trọng như kinh tế - xã hội - môi trường. Keo lai là một trong nhiều loài cây được chọn để phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cung cấp gỗ củi, bột giấy,nguyên liệu sản xuất công nghiệp.
    • Luận văn tốt nghiệp lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Đăng Cường, TS. Nguyễn Thanh Tiến
    • Tác giả: Hoàng Văn Tin
    • Số trang: 69
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8336
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page