Luận Án Tiến Sĩ Gen ESR (Estrogen Receptor), PRLR (Prolatin Receptor) Và Mối Liên Hệ Với Năng Suất Sinh Sản

Discussion in 'Chuyên Ngành Chăn Nuôi' started by quanh.bv, Dec 21, 2024 at 3:56 PM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2024-12-21_15-48-47.png
    Gen ESR (Estrogen Receptor), PRLR (Prolatin Receptor) Và Mối Liên Hệ Với Năng Suất Sinh Sản Của Đàn Lợn Hạt Nhân Landrace, Yorkshire
    Chăn nuôi lợn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong chăn nuôi, năng suất sinh sản của lợn nái được coi là một yếu tố quan trọng nhất trong thành tích chung. Bởi vì nó quyết định số lợn con sinh ra của một lợn nái trong một năm từ đó quyết định số kg lợn thịt được sản xuất ra từ một lợn nái trong năm. Vì vậy, việc nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái là mục tiêu hàng đầu của tất cả các cơ sở nhân giống lợn (Yang & cs., 2023). Các tính trạng năng suất sinh sản là nhóm tính trạng số lượng và có hệ số di truyền thấp, thường bị hạn chế bởi giới tính, kiểu hình chỉ có thể xác định được sau khi trưởng thành đồng thời chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố môi trường. Do đó việc chọn lọc cho các tính trạng này bằng phương pháp truyền thống thường chậm mang lại hiệu quả (Nguyễn Hoàng Thịnh & cs., 2019); đồng thời làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể; và chi phí nuôi dưỡng lớn do tỷ lệ loại thải cao sau mỗi lần chọn lọc (Naqvi, 2007). Vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp chọn lọc cải tiến năng suất sinh sản có hiệu quả và nhanh chóng là cần thiết
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Chăn nuôi
    • Người hướng dẫn: GS.TS. Vũ Đình Tôn PGS. TS. Phan Xuân Hảo
    • Tác giả: Nguyễn Chí Thành
    • Số trang: 171
    • Kiểu file: PDF_TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2024
    Link Download
    https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.32&view=44954
    https://drive.google.com/file/d/1pw3sAJSqzLeqbcWz3_5jtPU_fCqOu3qp
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page