Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Giáo dục và khoa cử Đại Việt giai đoạn từ năm 1527 đến năm 1592, thực trạng và đóng góp của giáo dục khoa cử đối với xã hội Đại Việt thời kỳ này. Trong luận án, chúng tôi khảo sát tình hình giáo dục, khoa cử Đại Việt trên những nội dung cụ thể như: Hệ thống trường lớp từ trung ương đến địa phương; Nội dung giáo dục và thi cử; tình hình các khoa thi; Các tấm gương thầy trò tiêu biểu. Từ đó, rút ra đặc điểm của giáo dục, khoa cử giai đoạn này cũng như những đóng góp của tầng lớp Nho sĩ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao và văn hoá. Để có một cái nhìn khách quan, tổng quát, có thể đặt giáo dục khoa cử Đại Việt giai đoạn từ năm 1527 đến năm 1592 trong mối quan hệ với giáo dục, khoa cử trước đó, tức là giai đoạn Lê sơ. Mặt khác, cũng cho thấy được sự kế thừa và phát triển của nền giáo dục từ thời Lê sơ. Đồng thời, chỉ ra những đặc điểm và đóng góp của giáo dục khoa cử Nho học từ năm 1527 đến năm 1592 đối với xã hội Đại Việt nói riêng và đối với lịch sử Việt Nam nói chung. Luận án tiến sĩ Lịch sử Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Duy Mền, GS.TS Đinh Khắc Thuân Tác giả: Phan Đăng Thuận Số trang: 234 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Khoa học xã hội 2023 Link download http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=41819 https://drive.google.com/file/d/11JHC3q1wKrm2ZUhPKxV-r1ZkNdIpuLFhhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1