Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc sinh sống cùng nhau, mỗi dân tộc đều mang sắc thái văn hóa riêng biệt. Quá trình lịch sử mở rộng và hoàn thiện lãnh thổ như ngày nay đồng thời là quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người, tiêu biểu là giao lưu giữa các tộc người có dân số đông cư trú trên các vùng miền được mở rộng của Việt Nam như Việt – Chăm, Việt – Khơme, Việt –Hoa… Những sắc thái văn hóa riêng của các tộc người đã làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam. Các dân tộc cùng sống chung trên dải đất hình chữ S làm hình thành nên sự giao thoa văn hóa. Trong quá trình giao lưu và giao thoa văn hóa giữa các tộc người của Việt Nam, giao lưu văn hóa Việt – Chăm đã góp phần quan trọng vào sự hình thành nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Luận văn thạc sĩ lịch sử Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Thanh Tác giả: Cao Võ Đăng Thanh Số trang: 109 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2013 Link Download https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/17274 https://drive.google.com/uc?id=1YbIHFZCMEa0kx6-455TesMG7W6gUMfZ1https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1