Luận Án Tiến Sĩ Gốm Chu Đậu Từ Góc Nhìn Văn Hóa

Discussion in 'Chuyên Ngành Văn Hóa Học' started by quanh.bv, Jul 3, 2025.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-7-3_4-24-26.png
    Trong các chất liệu vật chất hữu hình, có thể thấy gốm là một chất liệu có khả năng tồn tại qua hàng thế kỷ. Do đó, đồ gốm còn là nguồn dữ liệu quý giá để tìm hiểu về nhiều lĩnh vực đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế, v.v. của con người trong quá khứ. Những dữ liệu đó thể hiện qua chất liệu, loại hình, hoa văn, kỹ thuật chế tác, v.v. Trên bản đồ lịch sử phát triển của gốm thế giới, gốm Việt Nam cũng đã tạo nên một dấu ấn riêng trong tiến trình chung của gốm các nước, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú đối với kho tàng di sản văn hoá gốm và nổi bật nhất trong đó có lẽ là gốm Chu Đậu thế kỷ 14-17. Gốm Chu Đậu là một loại gốm được sản xuất chuyên dành cho việc xuất khẩu. Chúng có nguồn gốc hình thành trên vùng đất của thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ngày nay, xuất hiện khoảng thế kỷ 14, phát triển rực rỡ vào thế kỷ 15-16 và lụi tàn một cách đột ngột ở thế kỷ 17. Gốm Chu Đậu là loại gốm có nhiều dòng men nhưng phổ biến và đặc trưng nhất vẫn là gốm men xanh trắng (còn gọi là gốm hoa lam hay gốm xanh trắng) và gốm vẽ nhiều màu men
    • Luận án tiến sĩ văn hóa
    • Chuyên ngành Văn hóa học
    • Người hướng dẫn: GS. TS. Đặng Văn Thắng TS. Hoàng Anh Tuấn
    • Tác giả: Phạm Ngọc Uyên
    • Số trang: 324
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2024
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1mrMhORct6AtjUgwCXnukr4wEtIdeCOj7
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page