Hàm Ngôn Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy ThiệpCuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “nói thẳng”, “nói trắng”, “nói toạc móng heo”… những suy nghĩ của mình. Vì vậy, nói thế nào để diễn đạt được nội dung muốn nói mà không làm người nghe phật lòng, nói thế nào để không đụng chạm đến người khác, tức là nói thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, quả nhiên, không phải là một vấn đề đơn giản. Do đó, để tránh cách nói thẳng vào sự thật, chúng ta thường thực hiện hành vi giao tiếp hàm ẩn của mình thông qua lối nói gián tiếp. Cách nói này được gọi là hàm ngôn. Do không được nói ra trực tiếp nên để nhận ra và hiểu đúng hàm ý của người nói/người viết, người nghe/người đọc cần phải suy luận. Vì vậy, biết sử dụng hàm ngôn đúng nơi, đúng lúc sẽ có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho lời nói và cho văn bản. Bên cạnh đó, bằng cách nào lí giải được hàm ngôn của người nói/người viết sẽ giúp chúng ta hiểu được sâu sắc vấn đề và giúp giao tiếp thành công. Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Sâm Tác giả: Nguyễn Thị Tú Anh Số trang: 173 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2012 Link Download http://nitroflare.com/view/DC0F3372C4E913Fhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1