Khái niệm cảm thán trong tiếng Việt đã được biết đến từ rất sớm qua kết quả “phân loại câu theo mục đích phát ngôn”, theo đó trong tiếng Việt có bốn loại câu: trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán. Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, khi lí thuyết về hành động ngôn từ của J.L.Austin, H.P.Grice, J.R. Searle phát triển mạnh mẽ, thì giới Việt ngữ học nhận thấy rằng xung quanh “câu phân loại theo mục đích phát ngôn” còn rất nhiều điều mới mẻ và hữu ích khi soi chiếu bằng lí thuyết trên. Chính vì vậy mà thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tiếng Việt chuyên sâu về nội dung này. Các tác giả nhận thấy có sự phân biệt giữa câu nghi vấn và hành động hỏi, giữa câu trần thuật và hành động xác nhận, câu cầu khiến và hành động cầu khiến, giữa câu cảm thán và hành động bày tỏ cảm xúc và nhiều điều thú vị khác. Mặc dù vậy đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hành động cảm thán trong tiếng Việt, vốn là một trong những hành động ngôn từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: PGS. TS. Dư Ngọc Ngân Tác giả: Phạm Thanh Vân Số trang: 92 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2010 Link Download https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/17422 https://drive.google.com/file/d/15JI9RtREhRux0womflDgDZHldIGFBN-Ohttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1