Luận Văn Thạc Sĩ Hành Vi Cảm Thán Trong Truyện Kiều

Discussion in 'Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Học' started by quanh.bv, Aug 31, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Hành Vi Cảm Thán Trong Truyện Kiều
    Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp. Tuy ra đời chưa lâu song bộ môn khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về những nghiên cứu cụ thể, khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống khép kín của cấu trúc luận nội tại mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống ngôn ngữ. Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi ở lời, là phần việc quan trọng của ngữ dụng học.
    Trong giao tiếp, để bày tỏ được ý định, mục đích của mình, người ta thường dùng nhiều loại hành vi ngôn ngữ, mà mỗi loại hành vi đó lại được thực hiện bằng một số kiểu câu có hình thức, mục đích nói năng nhất định. Trong tiếng Việt, theo các nhà ngữ pháp học có bốn kiểu câu thể hiện mục đích nói là: câu trần thuật (còn gọi là "câu kể, câu miêu tả"); câu cầu khiến (còn gọi là "câu mệnh lệnh"); câu nghi vấn (còn gọi là "câu hỏi"); câu cảm thán (còn gọi là "câu cảm"). Mỗi kiểu câu nêu trên đều có vai trò khác nhau giúp người nói lựa chọn và sử dụng phương tiện giao tiếp hợp lí nhất. Trong đó, câu cảm thán là loại câu biểu thị được tình cảm - cảm xúc rất đa dạng và tinh tế của người Việt Nam.
    • Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
    • Chuyên ngành ngôn ngữ học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hùng Việt
    • Tác giả: Phạm Kim Thoa
    • Số trang: 120
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2009
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Chi-tiet/hanh-vi-cam-than-trong-truyen-kieu-3242.html
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page