Mỗi ngôn ngữ mang trong lòng giá trị văn hoá của dân tộc mình. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tư duy dân tộc được phản ánh qua từ ngữ. Tính tới thời điểm năm 2014, nước ta đã công nhận 54 dân tộc. Nhưng nay có một đề xuất công nhận thêm một dân tộc. Đó là tộc danh Tà Mun. Vấn đề đặt ra là dựa trên cơ sở khoa học nào để xác định Tà Mun là một tộc người riêng biệt? Tiếng Tà Mun có phải là một ngôn ngữ riêng hay là biến thể địa phương của một ngôn ngữ dân tộc nào đó? Số lượng người Tà Mun rất ít (khoảng 2.823 người) và nhóm người thông thạo tiếng Tà Mun đa phần là người già, nếu không gấp rút nghiên cứu thì ngôn ngữ này có nguy cơ mai một. Chúng ta cần tạo điều kiện cho dân tộc thiểu số này bảo tồn ngôn ngữ của mình. Khi một ngôn ngữ biến mất thì đồng nghĩa với việc những tinh hoa của dân tộc đó sẽ bị mai một. Bởi vậy, chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết phải tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ Tà Mun nói chung, và khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Tà Mun nói riêng để góp phần xác định vị trí của tiếng Tà Mun và tộc người Tà Mun trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Lê Thư Tác giả: Nguyễn Trần Quý Số trang: 182 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2014 Link Download https://drive.google.com/file/d/1vyFQ6SDCnQ698UDc70My6ELWI9qYjN0jhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1