Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là một trong 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Họ là một trong những tộc người có mặt sớm ở đồng bằng sông Cửu Long. Người Khmer thường sống tập trung trên những giồng (gò) đất cao. Họ làm ruộng nước, kinh tế mang tính tự túc tự cấp. Sóc là đơn vị xã hội truyền thống. Nhà cửa cũng như vị trí của Sóc gần như ít dời đổi, trừ phi chạy loạn trong nhiều năm hoặc xảy ra bệnh dịch. Cụ thể như vùng Châu Đốc vào những năm 1895 – 1896, dịch tả và đậu mùa hoành hành dữ dội làm nhiều người chết, dân phải bỏ phum, sóc phiêu bạt đi nơi khác… Người Khmer đã trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã hội. Bên cạnh cơ chế quản lý và vận hành xã hội hiện đại (trong một chừng mực nhất định) những thiết chế chính trị xã hội truyền thống vẫn tồn tại và phần nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tộc người Khmer. Tính dân chủ và tính cộng đồng của thiết chế chính trị xã hội truyền thống vẫn còn có những giá trị nhất định trong xã hội hiện đại của các tộc người, trong đó có người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ lịch sử Chuyên ngành Dân tộc học Người hướng dẫn: PGS. TS. Phan An Tác giả: Bùi Thị Hồng Loan Số trang: 177 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2014 Link Download https://docs.google.com/document/d/1TNUbH75aUn9CJAyvTRSXgrMbZD4SuP8rhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1