Hiện Tượng Chuyển Mã Tiếng Anh Trong Giao Tiếp Tiếng Việt (Trường Hợp Sinh Viên Chuyên Ngữ Ở Một Số Trường Đại Học Tại Hà Nội)Thứ nhất,áp dụng mô hình Khung ngôn ngữ ma trận, luận án cho thấy trong các ngôn phẩm chuyển mã, tiếng Việt là ngôn ngữ ma trận, tiếng Anh là ngôn ngữ nhúng. Các kết quả phân tích cho thấy:Trong số 964 phát ngôn trong 115 hội thoại, có 321 phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng Việt, 163 phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng Anh và 480 phát ngôn hỗn hợp. Phân loại 163 câu/phát ngôn theo cấu trúc và mục đích nói, luận án cho thấy, về mặt cấu trúc, các phát ngôn tiếng Anh chủ yếu được tạo bởi các câu đơn và câu đặc biệt. Theo mục đích nói, các phát ngôn tiếng Anh có mục đích tường thuật và nghi vấn chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt, các từ nghi vấn (what, why, how…) được sử dụng với tần suất lớn trong các phát ngôn nghi vấn, các phát ngôn cảm thán và mệnh lệnh chiếm tỉ lệ khiêm tốn hơn nhiều.Các phát ngôn hỗn hợp (ngôn ngữ ma trận+ngôn ngữ nhúng) là tâm điểm của sự khảo sát. Trên cơ sở lí thuyết ngôn ngữ ma trận, chúng tôi phân chia các phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng phát ngôn hỗn hợp thành 3 thành phần: (1) các cù lao ngôn ngữ ma trận; (2) các cù lao hỗn hợp; và (3) các cù lao ngôn ngữ nhúng, trong đó luận án khảo sát thành phần thứ (2) và thứ (3).Về cấu trúc, kết quả cho thấy, các thành tố ngôn ngữ nhưng là từ chiếm số lượng áp đảo, sau đó là các ngữ đoạn và cuối cùng mới là các câu. Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 193 Trang File PDF-TRUE Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn 2017 Link Download https://drive.google.com/open?id=1JRvUuLcRBk5JQLYo-snG0AgLkG48rkfVhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1