Trong đại gia đình Việt Nam, 54 dân tộc đều thể hiện những nét văn hóa đặc sắc, hội tụ nhiều yếu tố bản địa và khu vực. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, có phong cách độc đáo trong tư tưởng, tình cảm, nếp nghĩ, lối sống, phong tục tín ngưỡng... và tùy từng vùng lại có sự phân bố các dân tộc khác nhau. Vùng văn hóa Nam Bộ là nơi sinh tụ của cư dân các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm, Stiêng, Chro… Qua quá trình cộng cư và giao lưu văn hóa lâu dài của các dân tộc đã hình thành nên diện mạo văn hóa vùng khá đa dạng và phong phú ở Nam Bộ. Tộc người Khmer tại Việt Nam chỉ sinh sống ở khu vực Nam Bộ. Văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ được kết hợp hài hòa bởi văn hóa truyền thống, văn hóa Bà la môn giáo và Phật giáo Nam tông (Theravada Buddhism). Đặc biệt dấu ấn của Bà la môn giáo mặc dù chỉ là tàn dư so với Phật giáo nhưng vẫn còn thể hiện khá đậm nét trong nghệ thuật tạo hình ở chùa, trong nghệ thuật diễn xướng sân khấu, trong văn học, trong đời sống tín ngưỡng, tập tục của người Khmer Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: TS. Phan Thị Yến Tuyết Tác giả: Nguyễn Thị Tâm Anh Số trang: 304 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2008 Link Download https://drive.google.com/file/d/1RvFhyK9koJ3HAy_-NbOWvVTrdynLmgmXhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1