Truyện kể về rắn là một trong những nhóm truyện kể tương đối quen thuộc trong hệ thống truyện kể dân gian Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong truyện kể mà trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh chúng ta cũng thấy sự có mặt của hình tượng rắn; không chỉ có mặt ở một vùng mà phổ biến trên nhiều vùng của cả nước. Vì thế mà hình tượng rắn mang trong nó những biến thể (về cấu tạo và nội dung biểu đạt) ở mỗi vùng đất mà nó dừng chân. Nghiên cứu truyện kể dân gian về rắn ở Việt Nam trước tiên chúng tôi muốn tìm hiểu tính phổ quát của nó trong lĩnh vực truyện kể và đưa ra một số đặc trưng của nó ở một số vùng miền trên cả nước. Từ đấy chỉ ra được những điểm giống và khác nhau cũng như nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt của các kiểu truyện về rắn ở một số vùng miền trên cả nước. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: TS. Hồ Quốc Hùng Tác giả: Phạm Huyền Trâm Số trang: 219 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2010 Link Download https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/18758 https://drive.google.com/file/d/1z3zeYi_Yyapw-N-X5jjqhvNMsG2ciZO8https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1