Đồ Án Tốt Nghiệp Khảo Sát Hệ Enzyme Cellulase Thu Nhận Từ Cộng Đồng Vi Khuẩn Trong Dạ Cỏ Bò Để Phân Giải Rơm

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by nhandanglv123, Dec 20, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Khảo Sát Hệ Enzyme Cellulase Thu Nhận Từ Cộng Đồng Vi Khuẩn Trong Dạ Cỏ Bò Để Phân Giải Rơm Qua Xử Lý
    Hiện nay nguồn phế thải hữu cơ do các nhà máy công nghiệp chế biến thực phẩm thải ra là rất lớn như: rơm rạ, trấu, bã mía, cám mì, agar…Các phế thải này có thành phần chính là cellulose. Cellulose có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc axit.Tuy nhiên việc phân hủy cellulose bằng phương pháp vật lý và hóa học rất phức tạp, tốn kém và gây độc hại cho môi trường. Trong khi đó, việc xử lý các chất thải hữu cơ chứa cellulose bằng công nghệ sinh học, đặc biệt sử dụng các enzyme cellulase ngoại bào từ vi sinh vật sẽ có nhiều ưu điểm về cả mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Số lượng các loài vi sinh vật tham gia sinh tổng hợp enzyme cellulase có trong điều kiện tự nhiên rất phong phú. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thành công từ việc thu nhận dịch trong dạ cỏ của động vật nhai lại và ứng dụng để tạo chế phẩm cellulase công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện nay các nghiên cứu về cộng đồng hệ enzyme cellulase chưa được quan tâm nhiều, đa phần chủ yếu nghiên cứu tính đơn lẻ trong phức hệ enzyme cellulase. Và hướng nghiên cứu cộng đồng hệ enzyme cellulase nhằm đáp ứng một phần trong nghiên cứu phân giải cellulose từ biomasss định hướng cho sự phát triển nguồn nhiên liệu sinh học trong tương lai.
    • Đồ án tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Người hướng dẫn: TS. Hoàng Quốc Khánh CN. Ngô Đức Duy
    • Tác giả: Lưu Thái Hòa
    • Số trang: 79
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh 2014
    Link Download
    http://data.lib.hutech.edu.vn/Bookdetails.aspx?id=116970
    https://drive.google.com/uc?id=1bRDRRKqyU6igJCvWVfNEGIYYHfxhlfQp
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page