Luận Văn Thạc Sĩ Khảo Sát Những Tín Hiệu Định Hướng Lập Luận Trong Tiếng Việt (Qua Cứ Liệu Truyện Kiều Và Tục Ngữ)

Discussion in 'Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Học' started by quanh.bv, May 7, 2025 at 3:31 AM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-5-7_3-26-16.png
    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong giao tiếp, người nói thường hướng người nghe đến một kết luận nào đó nhằm mục đích nhất định. Thao tác ngôn ngữ thể hiện ở chỗ người nói đưa ra những luận cứ với những lý lẽ để dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận gọi là lập luận. Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, xuất phát từ những điều đã biết, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/ một số) kết luận hay chấp nhận một (/ một số) kết luận nào đó. Trong cuộc sống, con người luôn luôn cần dùng đến lập luận. Lập luận để chứng minh, để thanh minh, để giải thích, để thuyết phục, để bác bỏ. Ngành nghề nào cũng cần dùng tới lập luận. Từ xa xưa cũng như hiện nay, chúng ta gặp rất nhiều lập luận không dựa trên lôgíc hình thức mà theo những logic đời thường, lập luận theo những lí lẽ dựa trên những nền tảng đạo lí, tập tục, văn hoá xã hội của một dân tộc. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một giá trị chân lí và lập luận để thuyết phục người nghe.
    • Luận văn thạc sĩ ngữ văn
    • Chuyên ngành Ngôn ngữ học
    • Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đức Dân
    • Tác giả: Phan Vĩnh Phúc
    • Số trang: 173
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2011
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/18eLQLeVOkzPv5cqzZ-xurV0afeRcr-5m
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page