Đồ Án Tốt Nghiệp Khảo Sát Tỉ Lệ Mạt Cưa Và Lục Bình Làm Cơ Chất Trồng Nấm Bào Ngư Xám

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by nhandanglv123, Dec 7, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Khảo Sát Tỉ Lệ Mạt Cưa Và Lục Bình Làm Cơ Chất Trồng Nấm Bào Ngư Xám
    Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, có rất nhiều loại nấm được biết đến và được trồng nhân tạo. Trồng nấm không chỉ đem lại giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng, dược liệu mà còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do các loại phế thải trong nông – lâm nghiệp. Thực tế là nước ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn như: rơm rạ, mạt cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường, lục bình trên các sông suối,…. rất thuận lợi cho việc nuôi trồng nấm ăn. Mặt khác, thị trường tiêu thụ của nấm ngày càng mở rộng, người dân biết đến các giá trị của nấm nhiều hơn, do đó nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng. Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020, có thể sản xuất được 1 triệu tấn nấm. Với sự đầu tư và tạo điều kiện của các nhà khoa học, doanh nghiệp, ngành nuôi trồng nấm ngày càng có điều kiện phát triển. [Phương Liên, 2010] Trong các loại nấm được nhiều nuôi trồng nhiều nhất ở nước ta có nấm bào ngư, là 1 loại có giá trị dinh dưỡng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nấm bào ngư thích hợp với nhiều loại cơ chất là nguồn phế thải trong sản xuất nông - công – lâm nghiệp. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, kinh tế và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
    • Đồ án tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Người hướng dẫn: GVC. ThS. Nguyễn Thị Sáu
    • Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Liễu
    • Số trang: 67
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh 2011
    Link Download
    http://data.lib.hutech.edu.vn/Bookdetails.aspx?id=119438
    https://drive.google.com/uc?id=1pVikWJuHkq1STUxQrt8Mbt9rhNG2rCac
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page