Luận Án Tiến Sĩ Khảo Sát Tình Hình Gây Hại, Đặc Điểm Sinh Học Và Hóa Chất Tín Hiệu Trong Quản Lý Sâu Kéo Màng

Discussion in 'Chuyên Ngành Bảo Vệ Thực Vật' started by quanh.bv, Jun 17, 2019.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Khảo Sát Tình Hình Gây Hại, Đặc Điểm Sinh Học Và Hóa Chất Tín Hiệu Trong Quản Lý Sâu Kéo Màng, Hellula Undalis (Lepidoptera Crambidae) Hại Cải Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
    Đề tài “Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2014-2018 với mục tiêu quản lý hiệu quả sâu kéo màng (SKM) gây hại rau cải tại Đồng bằng sông Cửu Long bằng hóa chất tín hiệu theo hướng an toàn và thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
    Sự điều tra được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn 180 nông hộ đang canh tác rau cải theo phiếu câu hỏi đã được soạn sẵn. SKM tấn công trên đọt là chủ yếu (71,88%), gây hại nặng trong mùa nắng và hầu hết các nông hộ sử dụng thuốc BVTV để phòng trị. Khảo sát 25 ruộng canh tác rau cải cho thấy, SKM gây hại ở mức độ phổ biến (++, 25-50%) với tần suất xuất hiện là 5/5 lần khảo sát trong suốt vụ rau cải. SKM gây hại khi cây cải được 6 ngày tuổi cho đến lúc gần thu hoạch (30 ngày tuổi)
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Bảo vệ Thực vật
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Vàng, TS. Nguyễn Lộc Hiền
    • Tác giả: Trần Thanh Thy
    • Số trang: 204
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Cần Thơ 2019
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=33139
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page