Tây Nguyên vốn là địa bàn cư trú lâu đời của hơn 20 tộc người tại chỗ trong tổng số 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam, gồm có các tộc người như: Bana, M’nông, Xơ đăng, K’ho, Giẻ triêng, Mạ… thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á và Jrai, Êđê, Churu, Raglai… thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Những đặc điểm địa lý và lịch sử của vùng đất Tây Nguyên đã sản sinh ra các giá trị văn hóa phong phú và độc đáo cho người Tây Nguyên, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội đến nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, nghệ thuật dân ca dân vũ. Đặc biệt là nghệ thuật cồng chiêng và những sinh hoạt gắn liền với không gian văn hóa cồng chiêng như nhà rông, nhà dài, nhà mồ, bến nước, rượu cần, cây nêu… đã góp phần làm cho không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thêm phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Luận án tiến sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền Tác giả: Nguyễn Phước Hiền Số trang: 243 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2017 Link Download https://drive.google.com/file/d/1b2dlY8IlxXwUiC_sPfP7miWQ03y5N2wThttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1