Việt Nam thuộc khu vực Indo-Burma, một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới (Conservation International 2010) [133]. Tổng diện tích tự nhiên trên đất liền của Việt Nam là 329.241 km2 trong đó 75% diện tích là đồi núi và bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng một triệu km2 gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn đảo ven bờ. Vê khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [6]. Sự đa dạng về địa hình và sinh cảnh tự nhiên, sự khác biệt vê khí hậu giữa các vùng miên tạo nên sự đa dạng các hệ sinh thái và khu hệ động thực vật. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do tác động của con người và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cùng với biến đổi khí hậu đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loài động, thực vật Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) [5]. Luận án tiến sĩ sinh học Chuyên ngành động vật học Tác giả: Dương Đức Lợi Hướng dẫn: Ngô Đức Chứng 204 Trang File PDF Trường ĐH Sư Phạm Huế 2016 Link Download https://docs.google.com/viewerng/vi....vn/sdh/attachments/article/1063/TOMTATLA.pdf https://docs.google.com/viewerng/vi...vn/sdh/attachments/article/1063/NOIDUNGLA.pdf https://docs.google.com/viewerng/vi...sdh/attachments/article/1063/DONGGOPMOILA.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1