Văn hóa Óc Eo (VHOE) là văn minh vật chất của nước Phù Nam - một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công nguyên kéo dài đến thế kỷ VII, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Cho đến nay, nhiều trung tâm văn hóa lớn của VHOE đã được phát hiện ở khắp vùng đồng bằng Nam Bộ, gồm: Óc Eo – Ba Thê, Nền Chùa (vùng Tứ Giác Long Xuyên); Cạnh Đền, Kè Một (vùng U Minh Thượng); Nhơn Thành (vùng trũng thấp Ô Môn – Phụng Hiệp); Khu di tích Gò Tháp (KDTGT) (vùng Đồng Tháp Mười),… Trong đó, KDTGT (còn được gọi là Prasat Pream Loven, Chùa Năm Gian hay Tháp Mười) thuộc xã Tân Kiều (trước tháng 4 năm 1984 thuộc xã Mỹ Hòa), huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, là tên gọi chung cho một khu vực được quy hoạch có diện tích 320 ha với phần trung tâm gồm nhiều gò nhỏ nằm trên một giồng đất dài gần 1km (rộng 300 - 400m) chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và những cánh đồng ruộng trũng cỏ năng, cỏ lác xen lẫn sen xung quanh. Luận án tiến sĩ lịch sử Chuyên ngành Khảo cổ học Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Thắng TS. Phí Ngọc Tuyến Tác giả: Hà Thị Sương Số trang: 387 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2022 Link Download https://drive.google.com/file/d/1KNNyqCkzyjLRuVV5Drfs_cpw6n773i2Hhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1