Kinh Tế Đối Ngoại Của Việt Nam Giai Đoạn 1986 - 2005Cuối thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến đổi mạnh mẽ: Đó là sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa – xu thế khách quan lôi kéo tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi các quốc gia cùng nhau hợp tác và phát triển, đặc biệt trong các hoạt động phát triển kinh tế đất nước. Khi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và công nghệ đang có bước phát triển mới, tạo nên những bước nhảy vọt lớn trong công cuộc phát triển kinh tế thế giới, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành kinh tế mới, thì toàn cầu hóa kinh tế là “quy luật” tất yếu trong lịch sử thế giới, là “con đường” sẽ dẫn dắt và hướng nền kinh tế thế giới bước đến sự phát triển vượt bậc. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã đưa đến xu thế mở cửa, hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia vào cộng đồng kinh tế chung của thế giới. Xu thế đó tạo ra nhiều cơ hội để các nước tiếp xúc với nhiều nền văn minh thế giới, từ đó tạo ra động lực để phát triển, đồng thời tạo ra những điều kiện tìm kiếm, những cơ hội và khả năng phát triển để có thể hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Dũng Tác giả: Bùi Thị Huế Số trang: 73 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm Hà Nội 2 2018 Link Download http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...op=Tai-lieu-tham-khao/Tay-trang-lam-nen-14652https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1