Ở Kon Tum hiện có 6 dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống: Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Giẻ-Triêng, B’râu, RơMăm. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin được phép trình bày những nghiên cứu về người Rơngao - một nhánh của dân tộc Ba Na; họ có những đặc trưng riêng, đóng góp một phần nhất định trong sự phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng tộc người 54 dân tộc ở nước ta. Là người làm công tác khoa học, chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu và lưu giữ lại những giá trị văn hóa của người Rơngao là việc nên làm. Do đặc điểm lịch sử - xã hội cổ truyền của các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên nên ở đây chưa từng trải qua xã hội có giai cấp, nhà nước. Tồn tại duy nhất một tổ chức xã hội trong đời sống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng là Kon; và Kon có một vị trí quan trọng trong đời sống cộng đồng các tộc người tại chỗ ở đây. Kon vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Kon Tum nói chung, người Rơngao nói riêng là một tổ chức xã hội truyền thống cơ bản còn tồn tại cho đến ngày nay, nếu mất đi đơn vị cơ bản này thì sẽ có nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa. Luận văn thạc sĩ Việt Nam học Chuyên ngành Việt Nam học Người hướng dẫn: TS. Đặng Luận Tác giả: Nguyễn Thị Nguyên Lê Số trang: 213 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2015 Link Download https://drive.google.com/file/d/1UGUOM8UvLLX1I1ASmtxZCncIiyqT1BOkhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1