Kỹ Năng Nói Tiếng Mẹ Đẻ Của Trẻ Mẫu GiáoKỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm hành động/ hoạt động nói tiếng mẹ đẻ đã có của trẻ vào thực hiện hành động/ hoạt động sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp theo quy định để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói. Vì vậy, kỹ năng này vừa thể hiện mặt kỹ thuật của hành động nói, vừa thể hiện năng lực nói của trẻ. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ gồm 4 kỹ năng thành phần: (1) Kỹ năng sử dụng ngữ âm để thể hiện ý; (2) Kỹ năng sử dụng từ để thể hiện ý; (3) Kỹ năng sử dụng ngữ pháp để thể hiện ý; (4) Kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói. Mỗi kỹ năng thành phần được biểu hiện cụ thể ở những hành động mà trẻ biết làm và làm được trong việc huy động kinh nghiệm lời nói tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói. Các kỹ năng thành phần nói riêng, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ nói chung, được đánh giá qua 3 tiêu chí (tính đúng đắn, tính thành thục, tính linh hoạt) và ở 5 mức độ (rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao). Luận án tiến sĩ tâm lý, Chuyên ngành tâm lý học Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Hữu Luyến, PGS.TS Nguyễn Thị Huệ Cơ Tác giả: Nguyễn Thị Hải Thiện 168 Trang Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm Hà Nội 2016 Link Download http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.25&view=26397 https://drive.google.com/uc?id=1uZPOy5tlOVYnL1i9YC2KHqFesMW6_Kzyhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1