Luận Văn Thạc Sĩ Lễ Dolta Và Hội Đua Bò Bảy Núi Của Người Khmer Tỉnh An Giang

Discussion in 'Chuyên Ngành Việt Nam Học' started by quanh.bv, May 20, 2025 at 4:44 AM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-5-20_4-38-28.png
    Lễ hội là một trong những di sản văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc. Chúng thuộc văn hóa phi vật thể nhưng gắn bó mật thiết với văn hóa vật thể, đặc biệt là các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng. Lễ hội có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi dân tộc, nhất là trong đời sống tinh thần. Lễ hội luôn mang tính cộng đồng, tạo nên mối đồng cảm sâu sắc cho cả dân tộc. Lễ hội hình thành trong quá trình phát triển tộc người trong suốt chiều dài lịch sử gắn với môi trường sinh thái nhân văn của dân tộc. Trong hệ thống lễ hội của mỗi dân tộc có những lễ hội có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng có qui mô và phạm vi toàn dân tộc, được tổ chức theo một chu kỳ nhất định mà việc khảo sát những lễ hội này sẽ giúp chúng ta không chỉ hiểu được tâm lý, tình cảm, hành vi và thái độ của người tham dự mà còn khám phá những mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc gắn bó với môi trường sinh thái nơi họ sinh sống. Ở người Khơme Nam Bộ, những lễ có ý nghĩa đặc biệt như vậy là “Lễ cúng ông bà” (Sen Dolta) và “Tết Chol Chnam Thơmay” mà nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Khơme đều đã thừa nhận. Ngoài phần lễ, người Khơme còn tổ chức hội đua ghe ngo hoặc hội đua bò tùy theo vùng với sự tham dự của cư dân cả vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hai lễ hội “lớn” này được tổ chức hàng năm, đồng loạt trong từng gia đình, trong mỗi cộng đồng phum sóc Khơme.
    • Luận văn thạc sĩ Việt Nam học
    • Chuyên ngành Việt Nam học
    • Người hướng dẫn: TS. Phan Văn Dốp
    • Tác giả: Lâm Thị Mai Sương Tú
    • Số trang: 241
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2015
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1GJZxkwbZl2CkZmstQIchjSbNsURkBL0M
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page