Luận Văn Thạc Sĩ Lễ Hội Xăng Khan Của Người Thái Ở Miền Tây Nghệ An

Discussion in 'Chuyên Ngành Văn Hóa Học' started by quanh.bv, Jul 11, 2025 at 3:34 AM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-7-11_3-33-55.png
    Lễ hội truyền thống - một hiện tượng lịch sử - văn hoá dân tộc độc đáo, đa dạng và phong phú. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của các tộc người.
    Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, ở Nghệ An và trong phạm vi cả nước, hàng loạt các lễ hội truyền thống đã được khôi phục. Tuy nhiên, cho đến nay việc nhìn nhận mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và đổi mới thể hiện qua một số lễ hội cụ thể thì chưa được quan tâm một cách đúng mức. Trong đó, phải kể đến lễ hội Xăng khan của người Thái ở miền Tây Nghệ An. Theo tiếng Thái, Xăng khan là lời dặn dò và lời đáp lại (xăng = dặn dò, khan = đáp lời) đây là lễ hội có từ thủa mới khai thiên lập địa. Lễ hội Xăng khan là lễ trả ơn của các con bệnh đã được các ông mo môn (mo chữa bệnh bằng ma thuật) chữa khỏi bệnh và các ông mo đó làm lễ tạ ơn đối với thần linh, tổ sư và tổ tiên đã giúp đỡ họ. Đồng thời đây là dịp tạ lỗi của các ông mo môn đối với những người mà ông mo không thể chữa khỏi bệnh cho họ.
    • Luận văn thạc sĩ văn hóa
    • Chuyên ngành Văn hóa học
    • Người hướng dẫn: TS. Hoàng Lương
    • Tác giả: Hoàng Văn Hùng
    • Số trang: 94
    • File PDF-SCAN
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Văn hóa Hà Nội 2000
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1XdsxEM6U8ZaG4rJkNnoB8qaoDLiH5VeI
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page