Liên Văn Bản Trong Sáng Tác Nguyễn Huy ThiệpThế kỉ XX đƣợc xem là thế kỉ của các lí thuyết văn học. Trong thế kỉ này, ngƣời ta chứng kiến sự ra đời, phát triển của nhiều trƣờng phái, lí thuyết. Chúng tiếp biến, ảnh hƣởng và phủ nhận nhau khiến đời sống văn học sôi động, đa dạng, phức tạp. Đầu thế kỉ XX, khái niệm văn bản (text) đƣợc phát hiện đã làm thay đổi hẳn quan niệm về tác phẩm văn học, cấu trúc của nó, về vị trí và vai trò của tác giả, ngƣời đọc. Đến nửa cuối thế kỉ này, khái niệm tính liên văn bản (intertextuality) ra đời và trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngữ văn hàng đầu thế giới. Nguồn gốc của khái niệm tính liên văn bản đƣợc đa số các nhà nghiên cứu thống nhất tính từ thời điểm khai sinh của ngôn ngữ học hiện đại gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ, F. Saussure. Lí thuyết này cũng gắn liền với những tƣ tƣởng triết học, lí luận văn học độc đáo của nhà bác học Nga M.Bakhtin và vang vọng những quan niệm của các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với tƣ cách một khái niệm lí thuyết văn học, nó chính thức đƣợc đặt ra vào nửa cuối những năm 60 tại phƣơng Tây bởi nhà nghiên cứu văn học trẻ ngƣời Pháp gốc Bulgaria, Julia Kristeva. Quan niệm tính liên văn bản của bà ra đời trong bối cảnh các quan niệm cấu trúc luận đang bị xét lại và đang hình thành cái gọi là chủ nghĩa hậu cấu trúc. Quan niệm của Kristeva nhanh chóng tìm đƣợc sự hƣởng ứng của các nhà hậu cấu trúc tên tuổi nhƣ R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần thuật học nhƣ M.Riffaterre, G.Genette...Hiện nay, lí thuyết liên văn bản có sức lan tỏa rất rộng, đƣợc sử dụng bởi các nhà nữ quyền luận, tân lịch sử, hậu thực dân luận và một số khuynh hƣớng nghiên cứu kí hiệu học khác nhằm khám phá các hiện tƣợng văn học/văn hóa quá khứ và đƣơng đại. Cho đến nay, có một nhận thức chung rằng bất kỳ văn bản nào cũng đều có quan hệ với các văn bản khác ra đời trước đó. Luận án tiến sĩ văn học Chuyên ngành Lý luận văn học Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Bá Đĩnh Tác giả: Nguyễn Văn Thuấn 175 Trang File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Khoa học xã hội Việt Nam 2013 Link Download https://drive.google.com/file/d/16simjJKugt0hTgj21RFlC6aCuuUsIrKjhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1