Loại Hình Nội Dung Tiểu Thuyết Việt Nam Sau 1975Sau 1975, văn học Việt Nam dần thoát khỏi tính chất của văn học chiến tranh, từng bƣớc vận động theo quy luật của văn học thời bình, hoà nhập với văn học khu vực và thế giới. Trong hoàn cảnh mới, văn học nói chung, nhất là văn xuôi ngày càng phát triển phong phú, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt, với vị trí và ƣu thế năng động của thể loại, tiểu thuyết ngày càng hấp dẫn các thế hệ nhà văn sáng tạo. Trƣớc hết là sự tự đổi mới của các nhà văn từng sáng tác khá vững vàng ở giai đoạn trƣớc, nhƣ Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Trọng Oánh, Lê Lựu... Tiếp đó là lớp nhà văn trƣởng thành sau cuộc chiến nhƣ Bảo Ninh, Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Hồ Anh Thái, Dƣơng Hƣớng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Võ Thị Hảo... Càng về sau, trong sự tiếp xúc, giao lƣu với các thành tựu văn học hiện đại phƣơng Tây và xuất phát từ chính sự đổi mới của đời sống xã hội, các cây bút tiểu thuyết càng tích cực và tỏ ra nhạy bén trong việc làm mới chính mình. Tác phẩm của họ làm nên diện mạo đa dạng, bề bộn của tiểu thuyết Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Một nghiên cứu hệ thống để có thể nắm bắt những đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại là việc làm cần thiết, góp phần phác thảo, nhận diện các xu hƣớng phát triển của tiểu thuyết nƣớc nhà. Luận án tiến sĩ văn học Chuyên ngành Lý luận văn học Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phùng Ngọc Kiếm Tác giả: Nguyễn Tiến Đức 202 Trang Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm Hà Nội 2011 Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/loai-hinh-39619.htmlhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1