Luận Án Tiến Sĩ Loại Hình Truyện Kể (Qua Văn Xuôi Việt Nam 1930 - 1945)

Discussion in 'Chuyên Ngành Lý Luận Văn Học' started by quanh.bv, Mar 23, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Loại Hình Truyện Kể (Qua Văn Xuôi Việt Nam 1930 - 1945)
    Luận án Loại hình truyện kể (qua văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945) củachúng tôi trước hết là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa lí thuyết. Hơn hai nghìnba trăm năm trước, từ thời cổ đại, Aristote (384 - 322 Tr.CN) đã chia sáng tác vănhọc thành các loại tự sự, kịch và trữ tình. Nhắc lại như thế để thấy, nhu cầu phânloại sáng tác trong nghiên cứu văn học là nhu cầu có chiều sâu lịch sử. Hiển nhiênlà muốn phân loại sáng tác văn học, cần xây dựng được mô hình lí thuyết phân loại.Hegel (1770 - 1831), nhà triết học cổ điển Đức cũng chia sáng tác văn học thành baloại tự sự, kịch và trữ tình như Aristote, nhưng điểm tựa lí thuyết của Aristote làtriết học bắt chước, còn mô hình lí thuyết của của Hegel là triết học duy tâm kháchquan và phép tam đoạn luận. Ý thức phân loại hoạt động lời nói cùng nghệ thuậtngôn từ cũng như tư duy loại hình đã xuất hiện trong thi pháp học và tu từ học từthời cổ đại, nhưng phải đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hướng tiếp cận loạihình học trong nghiên cứu văn học mới thực sự trở thành nguyên tắc phương phápluận khoa học. Chúng ta từng biết tới những mô hình lí thuyết nổi tiếng, ví như môhình cấu trúc ba thành phần (phong cách lời văn, toạ độ không - thời gian của hìnhtượng và khu vực tiếp giáp của thế giới nghệ thuật với cái đương đại đang tiếp diễn)được dựa vào để phân loại tiểu thuyết và sử thi của M.Bakhtin; mô hình chức năngvà vai nhân vật được dựa vào để nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kì củaV.Propp; hay mô hình thể tài dựa vào bốn loại hình nội dung (thần thoại, dân tộc -lịch sử, phong tục - thế sự và đời tư) để nghiên cứu lịch sử văn học của G.Pospelov.Ở Việt Nam, mấy chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu của chúng ta, nhất lànghiên cứu sinh, học viên cao học đã vận dụng khá thành công các mô hình líthuyết ấy vào việc nghiên cứu văn học dân tộc. Bản thân chúng tôi từ lâu cũng ấp ủý đồ vận dụng di sản khoa học đồ sộ của Iu.M. Lotman và trường phái cấu trúc - kíhiệu học Tartu để xây dựng một mô hình lí thuyết ngõ hầu nghiên cứu hiệu quả cácloại hình truyện kể của nền văn học Việt Nam. Đây chính là ý nghĩa lí thuyết của đềtài luận án, nếu nó được thực hiện thành công trong công trình nghiên cứu này.
    • Luận án tiến sĩ văn học
    • Chuyên ngành Lý luận văn học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. La Khắc Hòa
    • Tác giả: Phùng Quý Sơn
    • 176 Trang
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học sư phạm Hà Nội 2013
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/loai-hinh-1945-39580.html
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 20, 2020

Share This Page