Cà Mau là vùng đất cuối cùng của Tổ quốc, là nơi dừng chân của những người đi khai phá đất rừng phương Nam. Cà Mau là vùng đất cuối cùng với cả hai ý nghĩa nếu xét về không gian và thời gian so với các tỉnh khác trên bước đường Nam tiến của người Việt trong quá trình lịch sử trên 300 năm khai khẩn Nam Bộ. Lưu dân từ khắp các vùng miền trên đất nước hội tụ về đây tạo nên sự đa dạng về văn hóa, đa dạng trong sự thống nhất và thống nhất trong sự đa dạng trên nền mẫu số chung của văn hóa Việt Nam. Sự cộng cư ấy diễn ra ở nơi đây cũng có nghĩa là có sự hội tụ của những sắc thái, những đặc sản văn hóa đến từ các địa phương khác tạo nên sự phong phú trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau: Các phong tục tập quán, các hình thái tôn giáo tín ngưỡng, các nghi thức trong lễ hội, các hình thức ngữ văn dân gian... cùng tồn tại, đan xen lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để cùng thống nhất với nhau trong sự phát triển. Luận văn thạc sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Chí Bền Tác giả: Phạm Văn Tú Số trang: 125 File PDF-SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Văn hóa Hà Nội 2002 Link Download https://drive.google.com/file/d/1QzAWIan0EGcsz1HtRwUZPDi9Ui8wYMrKhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1