Đời sống của con người cũng như của xã hội bao gồm hai mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người và xã hội, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người và xã hội. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển văn hóa, phát triển văn hóa chính là mục tiêu và động lực của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, phát triển con người. Sức sản xuất càng phát triển, thì quan hệ giữa văn hóa và kinh tế càng mật thiết. Mọi hoạt động kinh tế từ thiết kế sản phẩm tới trao đổi và sử dụng sản phẩm đều thấm sâu yếu tố văn hóa, vì toàn bộ quá trình kinh tế đều là hoạt động của người, và con người, thông qua các hoạt động của mình thiết lập, các quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người. Cho nên, nếu chỉ tập trung phát triển kinh tế mà bỏ quên đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội hay cho rằng tăng trưởng kinh tế chỉ là phương tiện để phát triển văn hóa thì cũng sẽ không có được sự phát triển bền vững của xã hội. Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: TS. Hà Thiên Sơn Tác giả: Lê Chí Nhân Số trang: 136 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2021 Link Download https://drive.google.com/file/d/1tz5jK4VMBgkM6IoUj3b-xPteCN1sXQWHhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1