Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt với nhiều khía cạnh, lí luận đa dạng đã góp phần hoàn thiện hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có thể kể đến những công trình nổi bật của các nhà nghiên cứu như Lê Văn Lý, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy ...Theo đó, việc mô tả hay nhận định các yếu tố quyết định ngữ pháp tiếng Việt như: trật tự từ, hư từ (hay một phương thức ít được nhắc đến là ngữ điệu) thường dựa trên bình diện ngữ pháp hình thức, bình diện khả năng kết hợp... nhưng chưa có nhiều công trình chú ý đến mối quan hệ giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa. Mặt khác, việc chưa thể đi sâu vào phân tích một đối tượng cụ thể, hay mô tả tập trung một lớp từ, một nhóm từ với tổng hợp các đặc điểm ngữ pháp chung, đôi khi gây trở ngại cho chúng ta nhìn thấy rõ những điểm tương quan giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa cho từng đối tượng cụ thể một cách chi tiết nhất. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: TS. Huỳnh Bá Lân Tác giả: Nguyễn Quỳnh Như Số trang: 279 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2020 Link Download https://drive.google.com/file/d/1jBKNFBqF4CCi7doRd4XsxaQaoPOJAk4Xhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1