Luận Văn Thạc Sĩ Một Số Kết Quả Về Tính Chính Qui Mạnh Của Phương Trình Suy Rộng

Discussion in 'Chuyên Ngành Toán Giải Tích' started by nhandanglv123, Mar 21, 2025.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    upload_2025-3-21_13-22-26.png
    Một Số Kết Quả Về Tính Chính Qui Mạnh Của Phương Trình Suy Rộng
    Phương trình suy rộng là một mở rộng của khái niệm phương trình theo nghĩa thông thường, bằng cách thay ánh xạ đơn trị bởi ánh xạ đa trị và dấu bằng bởi dấu thuộc. Đây là mô hình đáng chú ý trong giải tích biến phân, bởi vì nó cho phép người ta nghiên cứu một cách hợp nhất nhiều bài toán tối ưu và bài toán cân bằng quan trọng, chẳng hạn như qui hoạch phi tuyến, qui hoạch nón bậc hai, qui hoạch nửa xác định, bài toán bù và bất đẳng thức biến phân ([6]). Trong lý thuyết phương trình suy rộng, khảo sát các tính chất nghiệm, đặc biệt là tính chất ổn định Lipschitz, giả Lipschitz và các mở rộng của chúng, là một hướng nghiên cứu cơ bản, được nhiều nhà toán học quan tâm ([1], [3], [4], [6], [9]). Năm 1980, để nghiên cứu tính đơn trị và Lipschitz địa phương của ánh xạ nghiệm liên kết với phương trình suy rộng chứa tham số, S. M. Robinson ([7]) đã đề xuất khái niệm phương trình suy rộng chính qui mạnh.
    • Luận văn thạc sĩ toán học
    • Chuyên ngành Toán giải tích
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Huy Chiêu
    • Tác giả: Lê Thị Bé Sáu
    • Số trang: 35
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Vinh 2023
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1HP8pMM_BHdH35QN7KUbB2hE8ewBeOQLZ
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page