Luận Văn Thạc Sĩ Một Số Thuật Toán Khai Phá Luật Dãy Và Ứng Dụng Thử Nghiệm Vào Hệ Thống Quản Lý Khách Hàng

Discussion in 'Chuyên Ngành Hệ Thống Thông Tin' started by nhandang123, Aug 13, 2016.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Một Số Thuật Toán Khai Phá Luật Dãy Và Ứng Dụng Thử Nghiệm Vào Hệ Thống Quản Lý Khách Hàng Và Tính Hóa Đơn Nước
    Khai phá luật dãy là một trong những lĩnh vực rất quan trọng trong nghiên cứu khai phá dữ liệu của thập kỷ gần đây và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì trong thực tế, dữ liệu dãy tồn tại rất phổ biến, như dãy dữ liệu mua sắm của khách hàng, dữ liệu điều trị y tế, các dữ liệu liên quan đến các thảm họa tự nhiên, dữ liệu xử lý khoa học và kỹ thuật, dữ liệu chứng khoán và phân tích thị trường, dữ liệu các cuộc gọi điện thoại, nhật ký truy cập web, dãy ADN biểu thị gen ... Mục đích chính của khai phá luật dãy là tìm kiếm và phát hiện tất cả các dãy con lặp đi lặp lại trong một CSDL theo yếu tố thời gian. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất các thuật toán với các phương pháp tiếp cận khai phá luật dãy khác nhau [1,2,5-12,14-16] nhằm giải quyết sự đa dạng của các loại bài toán cũng như đưa ra các hướng cải tiến nhằm giảm thiểu chi phí thời gian và tài nguyên hệ thống. Luận văn này nghiên cứu một số thuật toán khai phá luật dãy, trong đó tập trung chủ yếu vào các thuật toán AprioriAll, AprioriSome [1], vì đây là những thuật toán rất nổi tiếng trong lĩnh vực khai phá luật dãy và phù hợp với việc ứng dụng thử nghiệm vào Hệ thống Quản lý khách hàng và tính hóa đơn nước.
    • Luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin
    • Chuyên ngành Hệ thống thông tin
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Quang Thụy
    • Tác giả: Nguyễn Đình Văn
    • Số trang: 60
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Quốc gia Hà Nội 2011
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1003140
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 6, 2017

Share This Page