Nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, bên cạnh việc điều tra các phương thổ ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc có liên quan, còn có một hướng khác: tìm hiểu qua thư tịch. Nước ta có một kho thư tịch, văn bia vô cùng quý báu bằng chữ Hán, chữ Nôm và bằng chữ quốc ngữ. Để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu vào mảng thư tịch, văn bia viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có thể kể đến như “Lê Quán – 1981”, "Nguyễn Tài Cẩn - 1995". Việc tìm hiểu lịch sử tiếng Việt qua thư tịch, chữ quốc ngữ tuy đã được một số người như Thanh Lãng - 1968, Đỗ Quang Chính 1972 ... xúc tiến, nhưng có thể nói ngay rằng là còn quá ít ỏi, chưa được quan tâm đúng mức. Điều này phải chăng là do những thư tịch này chưa quá xa với thời kỳ lịch sư hiện đại? Việc tìm kiếm, nghiên cứu chúng không quá khó khăn như các thư tịch cổ (Thư tịch Hán và Nôm)?, V.V.. Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: TS. Hoàng Dũng Tác giả: Đặng Văn Hào Số trang: 73 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 1997 Link Download https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/20505 https://drive.google.com/uc?id=1gOZg6W3R93ldiz3Hkao0pLdohIpG3Rqbhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1