Luận Án Tiến Sĩ Nghệ Thuật Điêu Khắc Tượng Nhà Mồ Của Dân Tộc Gia Rai Ở Bắc Tây Nguyên

Discussion in 'Chuyên Ngành Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật' started by quanh.bv, Jan 2, 2024.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2024-1-2_23-15-45.png
    1. Tượng nhà mồ Gia Rai là nghệ thuật điêu khắc dân gian có yếu tố nguyên thủy tuy vẫn còn tồn tại kéo dài đến ngày nay, cần được nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận liên ngành, trong đó các lý thuyết Mỹ thuật học và Mỹ học dân gian là cơ sở lý luận chính, bổ trợ bởi các lý thuyết Biểu tượng, Cấu trúc - Chức năng và Sinh thái văn hóa. Chính căn tính của dân tộc di cư và những nét đặc thù của môi trường tự nhiên - văn hóa Bắc Tây Nguyên quyết định sự hình thành các đặc điểm chung của tượng nhà mồ Gia Rai và sự phân tách thành nhiều nhóm nhỏ địa phương với những đặc điểm tạo hình tương đối khác biệt.
    2. Tượng nhà mồ Gia Rai có những đặc trưng mang tính vùng miền: Đề tài, nội dung và hình tượng nghệ thuật đều phản ánh hiện thực cuộc sống, đồng thời biểu trưng cho một thế giới thiêng tồn tại song song và vận hành như thế giới thực. Chất liệu tạc tượng là gỗ mềm và không qua xử lý, thường mau chóng mục rữa. Dụng cụ điêu khắc là công cụ lao động (rìu và dao), khiến cho bề mặt tượng thường lưu lại dấu vết thủ công, tạo nên nét mỹ cảm độc đáo. Bố cục tổng thể theo phương thẳng đứng và ưu tiên tính tĩnh hơn là tính động.
    • Luận án tiến sĩ nghệ thuật
    • Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
    • Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên
    • Tác giả: Hồ Thị Thanh Nhàn
    • Số trang: 305
    • Kiểu file: PDF_TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 2023
    Link Download
    https://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=42803
    https://drive.google.com/file/d/1b1eMtnZ1fPw7txUiML497_mkAhFZL93B
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page