Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 Đến 2012Luận án nhận định sự hồi sinh mạnh mẽ của nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết nói riêng và văn học đương đại nói chung. Đó là sản phẩm của tinh thần dân chủ, đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức. Luận án cũng chỉ ra quá trình phát triển của nghệ thuật nghịch dị từ văn học truyền thống đến nay, khẳng định nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012 đã kế thừa, phát triển, đổi mới nghệ thuật nghịch dị trong lịch sử văn học dân tộc. Đó là sự tiếp nối, sáng tạo nghệ thuật nghịch dị trong mạch nguồn văn học truyền thống. Luận án đã tìm hiểu sự biểu hiện của nghệ thuật nghịch dị qua hệ thống hình tượng nhân vật (những bức chân dung biếm họa, nhân vật nữ nghịch dị, nhân vật lệch pha giới), không gian (làng quê, lễ hội, thành thị và những mê cung, chiến tranh-nghịch dị sự sống), thời gian (thời gian quá khứ và lăng kính bất thường, bên ngoài thời gian hay cảm quan thời gian nghịch dị, thời gian xóa nhòa ranh giới giữa sinh thành và hủy diệt). Đồng thời, nghịch dị được bộ lộ qua phương thức thể hiện như ngôn ngữ (ngôn ngữ phố phường, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ trò chơi), giọng điệu (giễu nhại, tự trào, bất tín), biểu tượng ( biểu tượng tính dục, biểu tượng giấc mơ, biểu tượng mê cung). Luận án tiến sĩ Văn học Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thế Hà Tác giả: Huỳnh Thị Thu Hậu Số trang: 167 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Huế 2017 Link Download http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=29454 https://drive.google.com/uc?id=15TvJJUTqozL65GU8gc7WQ2ERWxqy7Gryhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1