Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Biện Pháp Kỹ Thuật Che Sáng Đến Năng Suất, Chất Lượng Giống Chè Kim Tuyên

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Cây Trồng' started by KeganKi, Sep 11, 2018.

  1. KeganKi

    KeganKi Member

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Biện Pháp Kỹ Thuật Che Sáng Đến Năng Suất, Chất Lượng Giống Chè Kim Tuyên Tại Phú Thọ
    Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu ích và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của nước nhà, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sản xuất chè Việt Nam có nhiều lợi thế như đa dạng và phong phú về nguồn giống, đất đai, khí hậu phù hợp, có nhiều mô hình năng suất cao, nhiều vùng chè có chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Các giống chè Shan bản địa năng suất cao, chất lượng tốt có thể chế biến chè vàng, chè Phổ Nhĩ và sản xuất chè hữu cơ giá trị cao.
    • Luận văn thạc sĩ nông học
    • Chuyên ngành Khoa học cây trồng
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Hưng, TS. Đặng Văn Thư
    • Tác giả: Lê Thế Tùng
    • Số trang: 110
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2018
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=12733
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 19, 2018

Share This Page